5 lưu ý quan trọng mẹ cần biết khi làm xét nghiệm NIPT
Nhằm có một sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé, ngoài việc tuân thủ các mốc thời gian khám thai, siêu âm thai thì mẹ cũng cần chú ý đến việc làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT. Đây là loại xét nghiệm được sử dụng để phát hiện những dị tật thai nhi có nguy cơ cao hay thấp từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Vậy 5 lưu ý quan trọng mẹ cần biết khi làm xét nghiệm NIPT là gì? Phòng khám Minh Tâm mời các mẹ theo dõi kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
I. Xét nghiệm NIPT có cần thiết và có bắt buộc không?
1. Xét nghiệm NIPT có cần thiết không?
Theo báo cáo thống kê của Tổng cục dân số – kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 22.000 đến 30.000 trẻ em sinh ra có dị tật bẩm sinh, trong đó do các bệnh lý di truyền chiếm đến 1,5 – 3%, đặc biệt đang có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân chính là do điều kiện sống, môi trường ngày càng ô nhiễm, độc hại, mức ô nhiễm không khí luôn ở mức cảnh báo, đi cùng với việc người dân chưa có ý thức đúng về phát hiện các sàng lọc dị tật sớm của thai nhi.
Do vậy, việc xét nghiệm NIPT sàng lọc dị tật bẩm sinh của thai nhi là vô cùng cần thiết và quan trọng, không những giúp hạn chế nguy cơ mà còn đảm bảo tương lai bé phát triển khỏe mạnh.
Xét nghiệm NIPT được xem là phương pháp không can thiệp xâm lấn nên vô cùng an toàn cho mẹ bầu. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, những trường hợp như: mẹ mang thai muộn (trên 35 tuổi), tiền sử sinh con bị dị tật, gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, siêu âm độ mờ da gáy dày (>2.5mm),… thì nên làm sớm xét nghiệm NIPT để có hướng điều trị kịp thời.
Mặt khác, phương pháp xét nghiệm này sẽ tách ADN này từ trong máu mẹ và phân tích, phát hiện những bất thường về hình thái, nhiễm sắc thể, gen trong thời kỳ thai nghén. Công đoạn này giúp các bậc phụ huynh an tâm mà không phải thực hiện thêm bất cứ phương pháp sàng lọc nào khác.
>>> Vậy xét nghiệm NIPT có thể phát hiện những bệnh gì, đọc tiếp TẠI ĐÂY
2. Xét nghiệm NIPT có bắt buộc không?
Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh không bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khuyến cáo mẹ bầu nên xét nghiệm NIPT ở thời điểm sớm thai kỳ từ tuần thứ 9 trở đi để phát hiện các bất thường từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Trước khi xét nghiệm NIPT ra đời, xét nghiệm Double Test và Triple Test là các phương pháp được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, 2 xét nghiệm này có độ dương tính giả lên đến 5% khiến cho nhiều mẹ bầu cần phải tiến hành chọc ối.
Trong khi đó, mẹ bầu phải đợi đến khi tuổi thai đủ 16 – 18 tuần mới có thể chọc ối. Hơn nữa, chọc ối cũng có những rủi ro nhất định đến mẹ và thai nhi như:
- Nguy cơ sảy thai
- Nguy cơ nhiễm trùng và sinh non…
Suy cho cùng, xét nghiệm NIPT là phương pháp hiện đại và an toàn hơn các phương pháp sàng lọc dị tật truyền thống như Double Test và Triple Test.
>>> Có thể mẹ quan tâm: So sánh ưu nhược điểm của xét nghiệm NIPT với Double Test và Triple Test. Xét nghiệm sàng lọc nào tốt nhất cho con?
II. Xét nghiệm NIPT rồi có cần làm xét nghiệm Double Test và Triple Test nữa không?
Nếu là trước đây, thai phụ thường được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sàng lọc cũ (Double test, Triple test) để tầm soát thai nhi có nguy cơ bị dị tật hay không vào tuần thai thứ 12 trở đi. Điều này dẫn đến việc chậm trễ can thiệp, khắc phục kết quả trở nên khó khăn và không còn đạt hiệu quả cao.
Do đó, với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay mẹ bầu chỉ cần làm duy nhất 1 loại xét nghiệm NIPT là có thể xác định ngay em bé có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh mà không cần làm thêm xét nghiệm Double Test và Triple Test nữa.
Trên thực tế, 2 loại xét nghiệm Double Test và Triple Test không mang tính khẳng định mà chỉ phát hiện bất thường và cho thấy nguy cơ mắc dị tật của thai nhi là cao hay thấp.
III. Thời điểm vàng để làm xét nghiệm NIPT?
Có khá nhiều mẹ bầu lo lắng về việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào thời điểm nào của thai kỳ là tốt nhất. Tùy vào điều kiện và mong muốn của mẹ bầu mà các mẹ sẽ lựa chọn phương pháp xét nghiệm sàng lọc nào cho phù hợp.
Đối với phương pháp xét nghiệm sàng lọc NIPT, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc từ sớm ngay khi thai nhi phát triển được 9 tuần tuổi. So với các phương pháp sàng lọc truyền thống như Double Test, Triple Test, thai phụ có cơ hội phát hiện sớm hơn đến 7 tuần những nguy cơ liên quan tới tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi.
Nhiều mẹ bầu tỏ ra khá sợ sệt vì xét nghiệm sớm có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ hoàn toàn yên tâm về vấn đề này bởi vì phương pháp xét nghiệm NIPT được chuyên gia và phần lớn mẹ bầu khắp thế giới đánh giá là rất an toàn, độ chính xác tương đối cao.
IV. Những lưu ý trước và sau khi làm xét nghiệm NIPT?
Đặc biệt, trước khi mẹ bầu thực hiện xét nghiệm NIPT không nên:
- Sử dụng đồ uống có cồn
- Sử dụng chất kích thích
Mẹ bầu nên:
- Lựa chọn địa chỉ y tế tin cậy, uy tín, chất lượng tốt để thực hiện xét nghiệm.
- Tìm hiểu về chi phí thực hiện dịch vụ để chuẩn bị tài chính tốt.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
Sau khi thực hiện, nếu kết quả cho thấy có nguy cơ cao dị tật bẩm sinh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có tư vấn và cách giải quyết tốt nhất.
V. Quy trình xét nghiệm NIPT tại phòng khám Minh Tâm
Tại Hà Nội, phòng khám Minh Tâm đã triển khai xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT và nhận được sự tin tưởng của rất nhiều mẹ bầu.
Khi xét nghiệm tại Minh Tâm, thai phụ sẽ nhận được kết quả sàng lọc trước sinh chính xác, được đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm tư vấn về tình trạng sức khỏe, vấn đề di truyền và tận hưởng dịch vụ chăm sóc tận tình chu đáo.
Quy trình xét nghiệm NIPT tại Minh Tâm được thực hiện như sau:
Bước 1: Đặt lịch hẹn khám và tư vấn
Trước khi làm xét nghiệm, mẹ bầu cần được bác sĩ khám và tư vấn, tìm hiểu tiền sử gia đình và sau đó tư vấn sử dụng dịch vụ phù hợp. Mẹ bầu chỉ cần nhấc máy gọi tới tổng đài 0919.255.115 đặt lịch khám rồi đến khám như lịch đã hẹn.
Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm
Sau khi được bác sĩ tư vấn nên làm xét nghiệm, mẹ bầu có thể lấy máu ngay tại phòng khám hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu tận nơi của Phòng khám Minh Tâm để phân tích gen tìm bất thường.
Bước 3: Phân tích mẫu
Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy được chuyển về các đơn vị liên kết với phòng khám Minh Tâm. Tại đây, các chuyên gia và các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm. Mẫu bệnh phẩm được đưa vào máy phân tích theo quy trình khép kín từ đó máy sẽ tách chiết các ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ và tiến hành giải mã.
Bước 4: Trả kết quả sau phân tích 7 đến 10 ngày
Sau khi có kết quả phân tích, bác sĩ sẽ gọi điện tư vấn, nếu kết quả cho thấy bất thường ở gen sẽ có hướng xử trí phù hợp cho mẹ bầu.
Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm cung cấp dịch vụ siêu âm thai, xét nghiệm NIPT, Double Test, Triple Test phục vụ đa dạng nhu cầu của các mẹ bầu. Nếu chưa biết xét nghiệm NIPT ở đâu, mẹ có thể tham khảo địa chỉ khám thai và làm xét nghiệm NIPT tại các cơ sở của Minh Tâm sao cho gần nhà, tiện việc di chuyển:
- Khám thai tại Long Biên: 84 Ngô Gia Khảm, Long Biên, Hà Nội
- Khám thai tại Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng: 12A Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Toàn bộ quá trình lấy mẫu và giải mã được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao đảm bảo tính an toàn và chuẩn xác. Mẹ hãy liên hệ ngay với Minh Tâm qua hotline 0919.255.115 để được tư vấn về phương pháp tầm soát an toàn và tiết kiệm nha!
10 Bình luận
Tôi nên đi làm xét nghiệm vào thời điểm nào? Có cần chuẩn bị gì không? Cần nhịn ăn không?
Chào bạn!
– Tuần thai từ 9 – đến 11 tuần làm xét nghiệm NIPT
– Tuần thai từ 11- đến 13 tuần 6 ngày làm xét nghiệm Double test.
– Tuần thai từ 15- 22 tuần làm xét nghiệm Triple test.
Khi đi làm xét nghiệm bạn chỉ cần chuẩn bị các kết quả siêu âm đã có. Xét nghiệm này bạn không cần phải nhịn ăn.
Có cần thiết phải làm xét nghiệm sàng lọc dị tật không?
Bạn hãy coi việc làm xét nghiệm sàng lọc khi mang thai nó cũng quan trọng như việc siêu âm thai. Với xét nghiệm sàng lọc bạn có thể xác định nguy cơ của vài chục dị tật trong khi siêu âm, nếu muốn xem kỹ từng bộ phận để xác định nguy cơ thì mất rất nhiều thời gian và bác sĩ siêu âm sẽ không đủ thời gian làm kỹ như vậy, họ chỉ xem được những phần quan trọng thôi. Vậy nên khi bạn đã mang thai cần đi xét nghiệm sàng lọc dị tật dù bạn đã được siêu âm từ bác sĩ siêu âm giỏi nhất.
Tôi mang thai đôi vậy tôi có xét nghiệm được và kết quả có chính xác không?
Bạn vẫn có thể xét nghiệm được với những hình thức xét nghiệm truyền thống. Các phần mềm tính toán vẫn cho phép xử lý số liệu khi có nhiều hơn 1 thai. Tuy nhiên kết quả sẽ không chính xác cao được như 1 thai, và nếu có nguy cơ cao thì cũng không biết thai nào có nguy cơ cao hơn thai nào.
Bạn có thể tham khảo phương pháp xét nghiệm NIPT vì phương pháp này cho ra kết quả khá chính xác với các trường hợp mang thai đôi, thai ba.
Chi phí để làm xét nghiệm sàng lọc này có đắt không và khoảng bao nhiêu?
Xét nghiệm Double test và Triple test khá rẻ, khoảng vài trăm nghìn cho một lần tùy vào cơ sở bạn chọn làm xét nghiệm. Chọc ối nuôi cấy khoảng một vài triệu. Còn riêng kỹ thuật NIPT khá đắt từ vài triệu đến khoảng 20 triệu.
Thông tin đến bạn.
Ngoài xét nghiệm Double test và Triple test còn xét nghiệm nào chính xác hơn không?
Ngoài 2 xét nghiệm này hiện nay còn có một kỹ thuật cao hơn để xác định dị tật cho thai thai nhi đó là kỹ thuật NIPT. Đây là kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Kỹ thuật này sẽ lấy máu mẹ sau đó tách các ADN của thai nhi lẫn vào trong máu mẹ để giải trình tự gen từ đó phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể của con. Kỹ thuật này sẽ cho kết quả chính xác mà không cần phải chọc ối. Tuy nhiên hạn chế của xét nghiệm này là hiện nay tại Việt Nam rất ít cơ sở thực hiện được xét nghiệm này thường phải gửi mẫu ra nước ngoài, và giá xét nghiệm thì rất cao từ vài triệu đến vài chục triệu cho một lần xét nghiệm. Do vậy việc kết hợp giữa Double test, Triple test và chọc ối vẫn là biện pháp phù hợp với đại đa số gia đình hiện nay.