5 tuyệt chiêu ăn uống giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho người mắc hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích không phải là bệnh nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Để cải thiện vấn đề này, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học giúp hệ tiêu hóa luôn có một hàng rào bảo vệ phòng chống các bệnh liên quan. Trong bài viết hôm nay, Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm mách nhỏ bạn 5 tuyệt chiêu ăn uống giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Mời bạn đọc theo dõi.
I. Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích có tên tiếng Anh là Irritable Bowel Syndrome (IBS). Đây là tình trạng rối loạn mãn tính, ảnh hưởng đến chức năng của đại tràng, gây ra nhiều đau đớn như đại tiện táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và trướng bụng. Tuy nó không đe dọa đến tính mạng người bệnh, thế nhưng nó sẽ khiến chảy máu ruột thậm chí là ung thư đại tràng. Tại Việt Nam, hội chứng này còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính.
Hội chứng ruột kích thích có tỷ lệ mắc từ 5 đến 20 % tùy vùng dân cư và ai cũng đều có thể mắc ở bất kỳ độ tuổi nào.
>>> Đọc thêm: Nội soi đại tràng có phát hiện ung thư không?
II. Mối liên hệ mật thiết giữa chế độ ăn uống và hội chứng ruột kích thích
Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng. Ngoài những yếu tố tác động như stress, nhiễm khuẩn đường ruột, chu kỳ kinh nguyệt, thay đổi thời tiết, ngộ độc thực phẩm, …thì hội chứng ruột kích thích có mối liên hệ mật thiết với với chế độ ăn uống hằng ngày.
Người mắc hội chứng này thường xuyên đau bụng, rối loạn tiêu hoá sau khi ăn xong. Tùy theo cơ địa mỗi người, những loại thực phẩm mà dạ dày nạp vào sẽ khác nhau. Có một số người cứ ăn hải sản vào là đau bụng, mẩn đỏ, một số khác lại chỉ ăn được hến. Các triệu chứng sẽ biến mất khi họ ngừng ăn. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ thành mãn tính và không thể chữa được. Về sau, khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào, nhu động ruột sẽ tự động tạo cơ chế phản vệ bằng việc đau bụng hoặc táo bón.
Các chuyên gia tiêu hóa khuyến nghị, những người mắc hội chứng ruột kích thích nên tự mình điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với hệ tiêu hóa của mình. Điều này không chỉ tốt cho nhu động ruột mà còn tốt cho các bộ phận khác của cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.
III. 5 tuyệt chiêu ăn uống cho người mắc hội chứng ruột kích thích
Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ là tiền đề hạn chế triệu chứng cho người bệnh. Sau đây là 5 tuyệt chiêu ăn uống bạn có thể tham khảo và áp dụng.
1. Bổ xung chất xơ
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, đặc biệt đối với người đang mắc hội chứng ruột kích thích. Nó sẽ giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng, loại bỏ tình trạng đau bụng và táo bón thường xuyên.
- Ngũ cốc: Yến mạch là một trong những thực phẩm ngũ cốc tốt nhất thế giới, có tác dụng chính cho việc ổn định chỉ số đường huyết và kích thích nhu động ruột. Ngoài ra, hạt chia, các loại đậu có trong ngũ cốc hỗn hợp rất giàu dinh dưỡng chứa nhiều magie, canxi.
- Rau củ: Các loại rau củ tự nhiên như cà rốt, củ cải đường, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang, … cung cấp hàm lượng chất xơ cho cơ thể rất cao. Ví dụ: 100g cà rốt chứa 2,8 gram chất xơ, 1 củ khoai tây có chứa 4 gram chất xơ,…
- Trái cây: Táo, lê, bơ, dâu tây, chuối,… cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, vitamin C, vitamin B6 và kali. Ví dụ: trong 1 quả lê có chứa 3,1 – 5,5 gram chất xơ.
2. Tăng cường thực phẩm chứa men vi sinh
Các loại thực phẩm chứa men vi sinh rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Ví dụ như sữa chua không đường, đồ uống lên men như kefir hoặc kombucha, rau lên men như kim chi, dưa cải bắp,… Sự mất cân bằng ở hệ thực vật đường ruột làm tăng triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Bổ sung lợi khuẩn Probiotics chứa trong nhóm thực phẩm lên men giúp hệ tiêu hóa tạo hàng rào vững chắc cho hệ thống miễn dịch, cùng với đó làm chậm nhu động ruột, giảm độ nhạy cảm của ruột với thức ăn.
3. Tham khảo chế độ ăn FODMAP
Chế độ ăn FODMAP là chế độ ăn hạn chế đồ ăn có chứa carbohydrat chuỗi ngắn khó tiêu. Với FODMAP, người bệnh sẽ được thiết lập ăn ít nhóm đồ ăn có chứa FODMAP cao bao gồm bao gồm lúa mì, lúa mạch đen, hành tây, các loại đậu và tỏi; sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, kem; chất tạo bọt có trong kẹo cao su như xylitol,.. ; thực phẩm siro có hàm lượng fructose cao.
Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn nhóm thực phẩm chứa FODMAP thấp như: thịt bò, thịt gà, ngô, yến mạch, chuối, măng, giá đỗ, sữa gạo, … Theo một nghiên cứu mới nhất của các bác sĩ tiêu hóa tại Hoa Kỳ, có đến 76% người bệnh đã cải thiện thành công hội chứng ruột kích thích khi áp dụng chế độ ăn nhóm thực phẩm chứa FODMAP thấp.
4. Uống đủ nước
Như ta đã biết, 70% cơ thể con người là nước. Đặc biệt với hệ tiêu hóa, nếu không được cung cấp đủ nước, nhu động ruột không thể tiêu hóa dễ dàng dẫn đến táo bón. Nước giúp thải độc, thanh lọc cặn bã, vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Do vậy, người mắc hội chứng ruột kích thích tuyệt đối luôn bổ sung nước đầy đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép trái cây hoặc ăn hoa quả mọng nước thay vì lúc nào cũng uống nước lọc.
5. Không ăn đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, chế biến sẵn
Đồ ăn chứa dầu mỡ như xúc xích, pizza, pate, mỡ heo, … có lượng chất béo không bão hòa khá cao khiến ruột phải co bóp thường xuyên, từ đó người bệnh ăn vào cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Do vậy, bạn nên thay thế thức ăn này bằng các thực phẩm từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu hướng dương,…
Bên cạnh đó, người mắc hội chứng này tuyệt đối không ăn đồ cay nóng, chế biến sẵn như bánh mỳ cay, sốt cay, pate làm sẵn… Vì các loại thức ăn này khiến đường ruột co thắt quá mức, từ đó tạo cơ chế phản vệ bằng việc đau bụng hoặc tiêu chảy.
IV. Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Thay vì mắc phải hội chứng ruột kích thích mới chữa bệnh. Bạn nên tự mình phòng ngừa hội chứng này bằng các biện pháp dưới đây:
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên ăn cố định 3 bữa và uống đủ 1,5 đến 2 lít nước một ngày,, tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, mỡ động vật,.. đồng thời tăng cường rau xanh. Không ăn thực phẩm mà cơ thể dị ứng.
- Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày bạn nên dành 15 đến 20 phút tập luyện để giảm căng thẳng, kích thích nhu động ruột co thắt, cải thiện hội chứng ruột kích thích.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Nếu bạn căng thẳng sẽ khiến dạ dày khó co bóp dẫn đến đau bụng. Do đó, lúc nào bạn cũng nên để đầu óc tỉnh táo, kiểm soát cảm xúc tốt để giữ tinh thần luôn thoải mái, từ đó hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn.
Để phòng tránh hội chứng ruột kích thích hiệu quả, ngoài việc rèn luyện sức khỏe và thói quen sinh hoạt, bạn nên đến các địa chỉ khám bệnh uy tín để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bạn có thể đăng ký tư vấn trực tuyến hoặc đến khám trực tiếp tại cơ sở của Minh Tâm sao cho tiện việc di chuyển:
- Khám nội tiêu hóa tại Long Biên: 84 Ngô Gia Khảm, Long Biên, Hà Nội
- Khám nội tiêu hóa tại Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng: 12A Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
10 Bình luận
Thưa bác sĩ, hội chứng ruột kích thích có triệu chứng điển hình như thế nào ạ?
Chào bạn! Với những ai không bị mắc IBS, các triệu chứng của IBS dường như chỉ là chuyện nhỏ, nhưng với những người bị IBS, chúng có thể rất phiền toái. Những người bị IBS thường xuyên bị làm phiền bởi chuột rút bụng hoặc xấu hổ vì đầy hơi dẫn đến xì hơi và tiêu chảy do căng thẳng gây ra.
Mời bạn qua phòng khám Minh Tâm để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán hoặc liên hệ tới hotline của phòng khám Minh Tâm 0919.255.115 để được liên hệ đặt lịch và giải đáp thắc mắc.
Chào bác sĩ, gần đây tôi đang đau bụng không rõ lý do, không biết tôi có đang mắc phải hội chứng ruột kích thích không ạ, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi?
Chào bạn! Nếu bạn đang gặp các triệu chứng tương tự như IBS hoặc nhận thấy sự thay đổi trong thói quen đại tiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị.
Mời bạn qua phòng khám Minh Tâm để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán hoặc liên hệ tới hotline của phòng khám Minh Tâm 0919.255.115 để được liên hệ đặt lịch và giải đáp thắc mắc.
Thưa bác sĩ, liệu người mắc hội chứng ruột kích thích có nguy cơ cao mắc các bệnh nặng như ung thư không ạ?
Chào bạn! Điều may mắn là, tuy IBS gây khó chịu và hạn chế khả năng hoạt động nhưng không dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác như ung thư. Các triệu chứng của IBS thường có thể được giảm nhẹ thông qua điều trị.
Mời bạn qua phòng khám Minh Tâm để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán hoặc liên hệ tới hotline của phòng khám Minh Tâm 0919.255.115 để được liên hệ đặt lịch và giải đáp thắc mắc.
Chào bác sĩ, tôi đang mắc hội chứng ruột kích thích thì có cách nào kiểm soát căn bệnh này không ạ?
Chào bạn! Nếu bạn đang gặp các triệu chứng tương tự như IBS hoặc nhận thấy sự thay đổi trong thói quen đại tiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị. IBS không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân người mắc bệnh. Tính chất phiền toái của các triệu chứng của IBS cũng có thể ảnh hưởng đến cả bạn bè và các thành viên trong gia đình. Bạn không cần phải chịu đựng IBS vì đã có sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Mời bạn qua phòng khám Minh Tâm để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán hoặc liên hệ tới hotline của phòng khám Minh Tâm 0919.255.115 để được liên hệ đặt lịch và giải đáp thắc mắc.
Thưa bác sĩ, chế độ ăn thực phẩm phù hợp có giúp giảm thiệu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích không ạ?
Chào bạn! Một chế độ ăn uống cân bằng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, mỗi người mắc IBS phải tìm ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng của mình theo thời gian để biết những loại thực phẩm cần tránh. Ảnh hưởng của IBS đối với mỗi người là khác nhau.
Mời bạn qua phòng khám Minh Tâm để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán hoặc liên hệ tới hotline của phòng khám Minh Tâm 0919.255.115 để được liên hệ đặt lịch và giải đáp thắc mắc.