Đi khám cột sống ở đâu? Một số thông tin về khám cột sống bạn cần biết
Xã hội càng hiện đại, càng có thêm nhiều người mắc bệnh về cột sống. Nguyên nhân bởi áp lực công việc và tài chính lớn đè nặng lên đôi vai của rất nhiều người, họ buộc phải lao động thêm để có đủ chi phí trang trải cuộc sống. Một số người khác, trở nên lười biếng do đời sống hiện đại, nên họ không chịu vận động dẫn đến cột sống bị thoái hóa. Những người này cần đi khám cột sống định kỳ. Vậy tại sao cần đi khám cột sống? Đi khám cột sống là khám những gì? Đi khám cột sống ở đâu?
Hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết sau đây.
I. Tầm quan trọng của cột sống đối với cơ thể
Cột sống đóng vai trò rất quan trọng đối với một cơ thể sống của con người bởi cột sống vừa để giữ vai trò trụ cột cho cơ thể vừa là nơi chứa những cơ quan thần kinh trung ương.
1. Cột sống là trụ cột của cơ thể
Cột sống của con người bao gồm 33 đến 34 đốt xương xếp chồng lên nhau theo một quy luật nhất định và được kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng và hệ thống cơ. Ngoài ra, hệ thống cột sống còn có sự xuất hiện của đĩa đệm nằm ngay giữa các thân đốt sống.
Nhờ những hệ thống đó, cột sống có thể nối liền đầu, thân, chân, tay để tạo thành một cơ thể con người hoàn thiện. Cột sống có hình chữ S, cong ra ở phần dưới cổ và lưng để con người có thể dễ dàng chuyển động linh hoạt và thoải mái.
Khung cột sống được tạo nên bởi phần ống, đây chính là trụ giữ thăng bằng cho cơ thể và phần các khung xương xung quanh bao bọc phần nội tạng.
2. Cột sống là nơi chứa những cơ quan thần kinh trung ương
Trong cột sống có một bộ phận gọi là tủy sống. Những tủy sống này chạy dọc hai bên xương sống và chứa các cơ quan thần kinh trung ương liên hệ từ não bộ nhằm điều khiển và chi phối những hoạt động của cơ thể.
Chính vì lý do đó mà cột sống là nơi rất quan trọng để hình thành nên một cơ thể sống khỏe mạnh của con người.
II. Những dấu hiệu nguy hiểm cần khám cột sống
Chính vì cột sống là bộ phận quan trọng trong cơ thể nên bạn cần quan tâm và lắng nghe cơ thể mình. Bất kỳ có dấu hiệu gì dưới đây đều nên đi khám cột sống để tránh tình trạng xấu xảy ra
1. Đau vùng cổ
Có thể nói đây là dấu hiệu quan trọng và xảy ra nhiều nhất đối với các bệnh nhân mắc các bệnh về cột sống, bởi cột sống chạy dài từ phần gáy xuống lưng.
Đây là dấu hiệu ở giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa cột sống cổ nên khá nhiều người lầm tưởng với chứng mỏi cổ khi ngồi hoặc cúi nhiều hoặc nằm sai tư thế.
Những cơn đau này thường xuất hiện ở vùng dưới gáy và lan xuống hai vai. Cơn đau thường kèm theo triệu chứng co cứng cột sống cổ, quay cổ gặp khó khăn. Những người hay làm việc văn phòng ngồi một tư thế trong thời gian dài hoặc lái xe đường dài rất hay mắc phải.
Khi có dấu hiệu kể trên bạn nhất định phải đi khám cột sống cổ sớm nhất bởi cổ là cơ quan rất quan trọng của cơ thể.
2. Đau lan xuống hai tay
Sau khi cơn đau lan xuống hai vai mà không có những biện pháp khắc phục, cơn đau sẽ lan xuống dọc hai bên cánh tay. Đây có lẽ là những đặc trưng của bệnh lý về thoát vị đĩa đệm bởi chúng bị chèn ép dây thần kinh khiến cơn đau đi sâu vào trong phần cơ, xương.
Những cơn đau này thường là đau nhói và rất buốt khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu và có thể không sinh hoạt thường ngày được. Khi những cơn đau lan xuống đầu ngón tay, chỉ cần một cơn ho ảnh hưởng trực tiếp đến phần cơ cũng khiến bạn đau nhói.
3. Tê bì chân, tay
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy tay và chân luôn trong cảm giác đau nhói và tê buốt như kiến bò. Đó chính là khi những vùng đó đã bị rối loạn cảm giác.
Hầu hết bệnh nhân khi đến những giai đoạn này, cảm thấy bệnh đã nghiêm trọng mới bắt đầu đi khám và tìm cách chữa nhưng khi đó bệnh đã ảnh hưởng quá nhiều. Khi đó, người bệnh mất hết cảm giác và không thể thực hiện được những thao tác thông thường.
Những sinh hoạt hàng ngày đơn giản như kéo khóa áo, đóng cúc áo, gắp thức ăn,… cũng thành một trở ngại lớn.
Bên cạnh đó có một vài dấu hiệu chung như sau: sụt cân, sốt, đau lưng dai dẳng không cải thiện mặc dù có nghỉ ngơi, cơn đau lan xuống chân tay, tê bì chân tay,… Khi xuất hiện các dấu hiệu đáng ngờ, bạn hãy đi khám xương khớp ngay để phòng tránh những nguy cơ.
III. Không đi khám cột sống sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì?
1. Đau lưng cơ bản
Đây là căn bệnh thường xuất hiện nhiều ở những người hay mang vác nặng hoặc làm cả ngày với một tư thế. Căn bệnh này ảnh hưởng đến cột sống, các cơ cạnh cột sống và dây chằng khiến xuất hiện những cơn đau nhẹ.
2. Thoát vị đĩa đệm
Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay khi người bệnh có độ tuổi từ 30 đến 40 làm việc nhiều. Khi phần đĩa đệm nhô ra khỏi màng xơ bao quanh đĩa và ép lên các dây chằng người bệnh sẽ gặp các cơn đau nhói ở vùng lưng dưới nguy hiểm hơn khi lan xuống hai chân.
3. Loãng xương và thoái hóa cột sống
Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người bệnh có độ tuổi trung niên từ 40 trở lên bởi khi đó, xương đang trong giai đoạn xốp và giòn, dễ gãy hơn với người trẻ.
Chính vì vậy, người ở độ tuổi này cần đặc biệt bổ sung những thực phẩm bảo vệ xương để tránh tình trạng loãng xương. Khi bị loãng xương thì chỉ cần một ảnh hưởng rất nhỏ cũng dẫn đến thoái hóa cột sống.
4. Viêm cứng khớp cột sống
Viêm cứng khớp cột sống thường xuất hiện ở đàn ông tuổi từ 15 đến 30. Đây là tình trạng viêm các khớp ở cột sống với biểu hiện như: đau lưng thành bệnh, cơn đau thường xuất hiện ở ban đêm khiến người bệnh không thể ngủ ngon và khó khăn trong việc trở mình khi ngủ.
5. Vẹo cột sống
Đây là căn bệnh dễ gặp nhất, không có độ tuổi thường gặp xác định. Nguyên nhân của căn bệnh vẹo cột sống có thể do bẩm sinh, do thói quen hàng ngày ngồi hoặc nằm không đúng tư thế ,…đều có thể dễ dàng dẫn tới bệnh này.
Biến chứng của vẹo cột sống có thể nhìn thấy rõ ràng từ bên ngoài, người bệnh thường có phần lưng không thẳng, hai vai cao thấp không bằng nhau, khi di chuyển hay ngả nghiêng về một bên khác thường.
Ban đầu vẹo cột sống có thể dễ dàng điều trị tuy nhiên nếu để lâu không phát hiện hoặc cố tình không điều trị sẽ khiến xương nhô về một phía, tạo thành cấu trúc xương cố định và dễ ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp sau này.
6. Chấn thương cột sống
Tương tự như bệnh vẹo cột sống, chấn thương cột sống rất dễ xảy ra khi người bệnh ngã hoặc va đập mạnh. Nhất là khi ngã từ trên cao xuống, trọng lượng cơ thể tăng lên gấp nhiều lần, khi va đập xuống, cột sống rất dễ bị ảnh hưởng. Một số chấn thương cột sống hay gặp phải khi ngã là gãy cột sống, tổn thương dây chằng, xẹp lún đốt sống,…
IV. Đi khám cột sống cần những thủ tục gì?
Với những nội dung đã đề cập ở trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng của một cột sống khỏe. Chính vì vậy, hãy đi khám ngay khi có những dấu hiệu nhỏ nhất kể trên. Nếu bạn có thời gian thì hãy đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm nhất. Vậy đi khám cột sống cần những thủ tục gì?
1. Trước khi đến khám
Bạn cần lưu ý một số điều sau để chuẩn bị trước khi đi khám
- Cầm theo sổ/giấy khám sức khỏe trong lần gần đây nhất, nếu như bạn đã có tiền sử bệnh về cột sống thì cần cầm giấy kết quả khám bệnh lần gần đây nhất.
- Nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ đồng hồ trước khi đến bệnh viện để kết quả xét nghiệm máu (nếu cần) chính xác nhất.
- Không dùng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, cafe trước khi đến cơ sở khám chữa bệnh.
2. Trong khi đi khám
Trước khi đến bạn có thể tìm khu khám chữa bệnh trong sơ đồ bệnh viện hoặc hỏi trực tiếp những người làm việc trong bệnh viện. Sau đó đến nơi làm thủ tục khám chữa bệnh và di chuyển đến nơi khám chữa bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong khi khám bệnh, bạn có thể chủ động đưa ra cho bác sĩ những thông tin liên quan đến: triệu chứng gặp phải, gia đình có tiền sử bệnh gì không, chẩn đoán của bác sĩ khám trước (nếu có), cách điều trị trước đây….Và bạn cũng nên thành thật trả lời những câu hỏi của bác sĩ để có kết luận chính xác nhất.
V. Đi khám cột sống ở đâu? Giá khám cột sống như thế nào?
Sức khỏe rất quan trọng nên bạn hãy đặt niềm tin của mình vào đúng cơ sở y tế. Vậy đi khám cột sống ở đâu và giá khám cột sống cổ thế nào?
1. Đi khám cột sống ở đâu uy tín?
Những bệnh viện, phòng khám lớn đều là địa chỉ uy tín
- Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Điện thoại liên hệ 024 3825 3531
- Bệnh viện Bạch Mai. Điện thoại liên hệ +84 24 3869 3731
- Bệnh viện y học cổ truyền trung ương. Điện thoại liên hệ 024 3826 3616
- Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm – Hà Nội. Điện thoại liên hệ 0919.255.115
- Bệnh viện Chợ Rẫy. Điện thoại liên hệ 028 3855 4137
- Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM. Điện thoại liên hệ 028 3923 7007
- Bệnh viện Đa khoa quốc tế VINMEC
2. Giá khám cột sống như thế nào?
Mỗi một loại bệnh và cơ sở y tế sẽ có mức giá khám khác nhau. Bạn khám cột sống cổ ở đâu thì giá khám sẽ theo nơi đó quy định. Bạn có thể chọn loại khám lẻ hoặc khám theo trọn gói. Thông thường, chi phí khám khá rẻ giao động dưới 1 triệu đồng bao gồm các thủ thuật cơ bản. Một số phòng khám sẽ bán kèm thuốc sau khi khám, một số khác sẽ kê đơn cho bạn và bạn có thể mang đơn đi đến các hiệu thuốc uy tín để mua.
—
Cột sống là một bộ phận rất quan trọng, nên đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Hãy lắng nghe cơ thể của mình để có thể đi khám kịp thời, đảm bảo đủ sức khỏe để tiếp tục sinh hoạt và làm việc bình thường. Hy vọng bài viết của Minh Tâm đã đem đến cho bạn đủ thông tin hữu ích!