Giật mình trước những biến chứng gai cột sống ở người trẻ tuổi khiến người bệnh “thấm khổ”


Ướp tính có hơn 80% người bị biến chứng gai cột sống như đau dữ dội, biến dạng, thậm chí là mất khả năng vận động. Đây là hệ quả của việc xem thường dấu hiệu của cơ thể, khiến bệnh biến chuyển nặng. Vì vậy, hãy tìm hiểu biểu hiện và biến chứng của gai đốt sống ngay trước khi quá muộn.

I. Gai cột sống là gì?

Gai cột sống hay thoái hóa cột sống, là sự nhô ra của các mẩu xương giống như chiếc gai ở phía ngoài và hai bên của cột sống. Gai cột sống là một phần tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, bởi thói quen sinh hoạt và làm việc chưa khoa học.

Gai cột sống là một phần tất yếu của quá trình lão hóa
Gai cột sống là một phần tất yếu của quá trình lão hóa

Bất kỳ vị trí nào trên đốt sống đều có thể xuất hiện tình trạng gai cột sống. Trong đó thường gặp nhất là gai đốt sống cổ và gai đốt sống thắt lưng. Mặc dù không đe dọa tới tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, gai cột sống có thể ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Gai cột sống gây ra những cơn đau cổ, vai hay thắt lưng do sự chèn ép vào dây thần kinh. Thậm chí trường hợp nặng còn có thể làm hạn chế vận động của người bệnh.

II. Biến chứng nguy hiểm của gai cột sống – chớ coi thường kẻo hối hận muộn màng

Gai cột sống gây biến chứng dai dẳng và dữ dội. Các tổn thương không chỉ tập trung tại một vị trí mà có thể lan sang các vùng khác trên cơ thể. Cụ thể như sau:

1. Đau thần kinh tọa

Các mẩu gai xương phát triển ở vị trí thắt lưng có thể gây biến chứng đau thần kinh tọa. Cơn đau khởi đầu ở lưng, sau đó lan xuống mông, sau đùi và cẳng bàn chân. Bên cạnh đó, cường độ đau có khi âm ỉ, nhưng cũng lúc dữ dội. Cơn đau thường gia tăng hơn khi người bệnh vận động, hắt hơi hoặc ho.

Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể phải đối mặt với những nguy cơ như: Tê bì chân, teo cẳng chân, đùi, mông, thậm chí là mất kiểm soát hành vi tiểu tiện.

2. Chứng hẹp ống sống

Khi bị mắc gai cột sống trong một thời gian dài sẽ khiến cấu trúc xương bị thay đổi, từ đó hình thành các gai xương khiến lấp đầy khoảng trống xung quanh tủy sống. Đây được gọi là triệu chứng hẹp ống sống. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với cảm giác tê vùng bụng, hai chân và tay. Nếu chuyển biến nặng hơn, khả năng vận động cũng trở lên khó khăn.

Biến chứng hẹp ống sống
Biến chứng hẹp ống sống

3. Đau dây thần kinh liên sườn

Biến chứng này điển hình bởi những cơn đau dọc theo dây thần kinh liên sườn. Người bệnh thường chỉ đau một bên, đau từ ngực lan sang mạng sườn ra phía sau cột sống. Cơn đau giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi và tăng lên khi thay đổi tư thế, hắt hơi hoặc ho.

4. Bại liệt

Gai cột sống gây chèn ép dây thần kinh nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của người bệnh. Biến chứng rủi ro nhất mà người bệnh phải đối mặt chính là bại liệt vĩnh viễn. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc gai xương phát triển gây tổn thương nghiêm trọng đến tủy sống. Điều này làm gián đoạn đường đường truyền từ não bộ. Kết quả là gây tê liệt các cơ phận chịu sự chi phối bởi tủy sống.

Người mắc gai cột sống có thể mất khả năng vận động
Người mắc gai cột sống có thể mất khả năng vận động

>>> Đọc thêm: TOP 5 dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ – Khám cột sống cổ ở đâu uy tín?

III. Mách bạn cách nhận biết sớm triệu chứng gai cột sống để điều trị kịp thời

Để giúp người bệnh dễ dàng nhận biết, chuyên gia Minh Tâm đã mô tả triệu chứng gai đốt sống như sau:

  • Đau cổ và thắt lưng: Người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau buốt khi di chuyển hoặc đứng quá lâu.
  • Triệu chứng mất cân bằng: Gai cột sống sẽ gây đau tăng lên hơn khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi, dẫn đến việc người bệnh sẽ có xu thế “lười vận động” hơn. 
  • Mất cảm giác chi dưới: Khi bệnh ở giai đoạn nặng thường sẽ ảnh hưởng đến rễ thần kinh thắt lưng trở xuống, lan dọc xuống hai chân khiến chân tê bì,..
  • Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Người bệnh sẽ không tự mình kiểm soát được việc đại tiểu tiện.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Tăng tiết mồ hôi, biến chứng hô hấp, hạ huyết áp,…

IV. Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng của gai cột sống?

Những biến chứng gây bởi gai đốt sống là không thể coi thường. Vì vậy, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cần tìm cách phòng tránh càng sớm, càng tốt.

1. Đi khám ngay

Gai đốt sống có những biểu hiện không rõ ràng, rất khó nhận biết. Người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã tiến triển được lâu và có những cơn đau khó chịu. Chính vì vậy, việc sớm phát hiện các triệu chứng bệnh gai cột sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát. Bệnh nhân nên đi khám ngay khi có triệu chứng, không nên chần chờ, bỏ lỡ “thời điểm vàng” trị bệnh.

Người bệnh cần được đi khám sớm để can thiệp kịp thời
Người bệnh cần được đi khám sớm để can thiệp kịp thời

2. Điều trị sớm

Điều trị bệnh ngay từ giai đoạn nhẹ sẽ giúp triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm, giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Đồng thời tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, cũng như công sức của người bệnh và gia đình.

3. Loại bỏ các tác động xấu lên cột sống

  • Hạn chế các tư thế đứng, ngồi khom lưng hay khuân vác vật nặng để cột sống không phải chịu thêm nhiều áp lực.
  • Tránh các chấn thương vùng cột sống do tai nạn hay chơi thể thao.
  • Với những người bệnh gai cột sống thường xuyên phải ngồi làm việc với máy tính, cổ không nên cúi và đưa về phía trước cũng như ngước đầu quá cao. Điều này sẽ làm các đốt sống cổ bị duỗi thẳng, trọng lực phần đầu sẽ đè lên các đốt sống lâu ngày sẽ gây thoái hóa.

4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Thực phẩm nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu canxi: giúp cấu thành nên xương, cơ thể con người cần phải hấp thụ 1200mg canxi mỗi ngày.
  • Thực phẩm giàu vitamin D:  ngũ cốc, đậu nành, trứng, nấm, sữa,… khi được bổ sung vào cơ thể sẽ giúp người bệnh gai cột sống tăng hấp thu và chuyển hóa lượng canxi trong cơ thể để bảo vệ hệ xương khớp. 
  • Rau xanh và hoa quả: rau cải, ớt chuông, cà chua,… Đặc biệt một cốc nước ép bưởi hoặc cam mỗi ngày sẽ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học

Thực phẩm nên kiêng:

  • Các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò,…
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói,…
  • Đồ uống chứa nhiều cồn như cafe, bia, rượu và các chất kích thích khác.

>>> Đọc thêm: 7 món ăn ngày Tết người đau nhức xương khớp tuyệt đối không nên ăn

V. Khám gai cột sống ở đâu?

Hiện nay tại khu vực Hà Nội có rất nhiều cơ sở khám gai đốt sống uy tín, trong đó phải kể đến Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm. Chuyên khoa xương khớp tại Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm chuyên khám và tư vấn điều trị các bệnh lý xương khớp như:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Loãng xương
  • Bệnh gout
  • Gai cột sống
  • Thoái hóa khớp
  • Thấp khớp
  • Viêm khớp
  • Gãy xương,…

Minh Tâm hội tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại như máy chụp cắt lớp (CT), máy chụp X quang, máy đo mật độ xương,… Qua đó hỗ trợ tối đa quy trình chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ khám gai cột sống tại Minh Tâm, quý khách vui lòng liên hệ qua số hotline 0919.255.115 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.