Lời khuyên của bác sĩ: Nên ăn gì để “sống chung với bệnh gout” bớt đau đớn?


Bệnh gout được nhiều người gọi là “bệnh nhà giàu”. Hiểu đơn giản hơn là bệnh hình thành do tình trạng ăn uống hàng ngày. Bệnh gout là gì? Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến người bệnh ra sao? Người mắc gout nên ăn gì? Bạn hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây!

I. Bệnh gout là gì? Nguyên nhân dẫn đến gout

Bệnh gout hay trong Đông y còn gọi là bệnh thống phong. Đây là dạng viêm khớp với các triệu chứng điển hình là đau khớp và sưng đỏ khớp kéo dài từ một đến hai tuần và biến mất sau đó. Tình trạng này thường bắt đầu từ ngón chân cái hoặc chi dưới. Khi thời tiết chuẩn mùa hoặc ban đêm tình trạng đau nhức càng thêm trầm trọng.

loi-khuyen-cua-bac-si-nen-an-gi-de-song-chung-voi-benh-gout-bot-dau-don
Gout thuộc nhóm bệnh lý xương khớp thường mắc ở nam giới trung niên

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến gout là do cơ thể hấp thụ quá nhiều thực phẩm có chứa Purin, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa nhân Purin trong thận. Thận không đào thải được hết hàm lượng axit uric trong máu dẫn đến việc tích tụ các tinh thể urat tại các khớp. Quá trình này càng kéo dài thì lượng tinh thể hình thành ở các khớp càng lớn. Cuối cùng, các khớp bị viêm và dẫn đến gout. Ngoài ra, gout hình thành còn do tác động của:

  • Giới tính và tuổi tác. Nghiên cứu chỉ ra nam giới có tỷ lệ mắc gout cao hơn nữ giới. Người lớn tuổi có nguy cơ mắc cao hơn người trẻ.
  • Thừa cân, béo phì
  • Người có bệnh lý nền là huyết áp, tiểu đường, chức năng thận suy giảm
  • Người từng mắc bệnh tim, tắc nghẽn mạch…
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh truyền nhiễm làm tăng nguy cơ mắc gout
  • Lạm dụng thuốc lợi tiểu làm tăng sản sinh axit uric.
  • Di truyền

Gout là bệnh lý mãn tính. Nếu không can thiệp điều trị từ sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ cho biết, ở các giai đoạn muộn khớp người bệnh bị biến dạng, cứng gây khó khăn cho việc di chuyển. Thậm chí, nhiều người bệnh có thể mắc các bệnh lý viêm thận kẽ, sỏi thận gây đau đớn.

Để tránh những nguy hiểm đến sức khỏe do biến chứng của gout, người bệnh cần đến phòng khám xương khớp uy tín khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm hiểu và đến khám xương khớp tại các cơ sở của Phòng khám Đa khoa Minh Tâm:

  • Khám xương khớp tại Long Biên: 84 Ngô Gia Khảm, Long Biên, Hà Nội
  • Khám xương khớp tại Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng: 12A Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ xương khớp dày dặn kinh nghiệm, người bệnh có thể an tâm tuyệt đối về kết quả. Phác đồ điều trị bệnh tối ưu nhất về thời gian và chi phí. 

>>> Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của xét nghiệm máu đối với bệnh nhân Gout?

II. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng với người bệnh gout

Như đã nhấn mạnh, nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất dẫn đến gout là do chế độ dinh dưỡng. Cụ thể là do bạn nạp quá nhiều thực phẩm có chứa Purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Khi đã mắc gout, nếu tiếp tục chế độ ăn có chứa Purin sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Hiệu quả loại bỏ axit uric của người bệnh gout cực kém. Do vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều Purin sẽ làm axit uric tích tụ càng nhiều và gây ra cơn gout cấp. Triệu chứng trầm trọng hơn và bệnh tiến triển nhanh gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm sau đó.

Để phòng ngừa cơn gout, tốt nhất người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa Purin. Ngoài nội tạng động vật, thịt đỏ, rượu bia… nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại rau có chứa nhiều Purin sẽ kích hoạt cơn gout. Các nhóm thực phẩm chứa đường Fructose và đồ ngọt cũng có thể làm nguy cơ mắc gout cao hơn dù hàm lượng Purin cực thấp.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần thực hiện khám xương khớp và sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đề ra. Điều này giúp người bệnh kiểm soát gout cực kỳ hiệu quả. Khả năng và thời gian tái phát kéo dài hơn.

III. Thực phẩm trong chế độ ăn của người bệnh gout

Người bệnh gout ăn được thịt gì? Các loại rau củ nên bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày? Đó là câu hỏi được cả bệnh nhân và người nhà của họ đặt ra. Người mắc gout nên tuân thủ chế độ ăn theo khuyến cáo của bác sĩ sau đây.

1. Thực phẩm cung cấp chất đạm

Chất đạm không tốt cho bệnh nhân gout nhưng bạn không thể cắt bỏ hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm có chứa dưới 50% Purin như lườn gà, trứng, sữa ít béo… Tổng lượng thực phẩm chứa đạm nạp vào chỉ nên chiếm khoảng 10% tổng giá bữa ăn sẽ an toàn.

Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, tôm, cá. Hàm lượng được ăn sẽ dựa vào khối lượng cơ thể. Cân nặng dưới 60kg ăn tối đa 100g. Cân nặng trên 60kg thì bạn được ăn không quá 150g.

Với các thực phẩm chứa từ 50% Purin trở lên thì người bệnh không nên ăn. Trong đó có thể đến các loạt thịt bò, chó, dê, nội tạng động vật, măng tây, giá đỗ, trứng vịt lộn… Lưu ý, bạn không nên dùng nước xương hay nước luộc thịt để nấu canh. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người mắc gout.

2. Thực phẩm cung cấp chất béo

Dùng quá nhiều chất béo có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ xuất hiện cơn gout cấp. Tuy nhiên, đây là thành phần quan trọng cho quá trình chuyển hóa một số chất, vi chất trong cơ thể. Để đảm bảo, bạn không nên nạp quá 20% chất béo tổng giá trị dinh dưỡng hàng ngày.

Một số thực phẩm chứa chất béo mà người bệnh gout nên dùng là:

  • Dầu oliu
  • Dầu lạc
  • Dầu vừng

Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế hoặc tránh dùng các dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, mỡ động vật… Các thực phẩm đã chiên rán ăn càng ít càng tốt.

3. Tinh bột

Người bệnh gout cần nạp nhiều tinh bột hơn mỗi ngày. Trong tổng giá trị dinh dưỡng hàng ngày, nó chiếm đến 70%. Theo nghiên cứu, các sản phẩm tinh bột đa số đều có hàm lượng Purin thấp hơn 20%. Trong đó đặc biệt có thể kể đến như:

  • Cơm
  • Phở
  • Bún
  • Khoai
  • Sắn

Tuy nhiên, người bệnh cần tránh ăn các loại đồ ăn tinh bột được chế biến sẵn, các loại đóng hộp, đồ ăn nhanh. Các loại tinh bột này có thể chứa chất bảo quản ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

4. Các loại rau củ

Người mắc gout cần ăn càng nhiều rau củ càng tốt. Hàm lượng Purin của nhóm thực phẩm này thường chỉ dao động từ 20 đến 25%. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh một số rau củ có chứa Purin được bác sĩ khuyến cáo như:

  • Nấm
  • Giá đỗ
  • Măng tây…

5. Đồ uống

Người bệnh nên duy trì uống nước lọc với lượng 40ml/kg/ngày. Nước lọc sử dụng nên là loại nước khoáng Bicarbonate. Nước uống giúp bạn hòa tan axit uric. Lượng axit uric hòa tan được đưa ra ngoài theo đường tiết niệu, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể urat trong cơ thể hiệu quả.

Người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, chè, nước có gas… Các chất kích thích sẽ kích hoạt phản ứng viêm ở khớp gây ra các cơn gout cấp tính.

Như vậy bài viết đã tổng hợp và chia sẻ cụ thể đến bạn về bệnh gout và chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa cơn gout, điều trị gout hiệu quả. Chế độ ăn uống hợp lý có lợi của quá trình chữa bệnh và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và thành công!

Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám, các bạn hãy liên hệ ngay tới hotline qua hotline 0919.255.115 hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến nhé!