Lời khuyên “vàng” từ chuyên gia giúp ba mẹ phòng ngừa dị tật bẩm sinh trước và trong thai kỳ cho con yêu


Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam ghi nhận 41.000 trường hợp dị tật bẩm sinh. Đây là một con số vô cùng lớn, đe dọa tới cuộc sống và tương lai sau này của thế hệ trẻ. Vì vậy, những kiến thức trong quá trình mang thai, cũng như cách phòng ngừa dị tật bẩm sinh không chỉ là mối quan tâm của các gia đình mà còn là của toàn xã hội.

I. Dị tật bẩm sinh có ngăn ngừa được không?

Theo Bác sĩ Đào Vũ Cẩm Anh  – CK I Sản – Phụ Khoa tại PKĐK Minh Tâm, dị tật bẩm sinh là những bất thường về cấu trúc, chức năng và rối loạn chuyển hóa của em bé trong giai đoạn bào thai. Một số dị tật thai nhi bao gồm:

  • Hội chứng Down
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi
  • Dị tật hệ xương (chân tay vẹo, khoèo)
  • Dị tật tim bẩm sinh
  • Sứt môi và hở hàm ếch
  • Dị tật nứt đốt sống
  • Khuyết tật hậu môn
Mẹ bầu nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh
Mẹ bầu nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh

Đồng thời, bác sĩ cũng nhấn mạnh, dị tật bẩm sinh không thể ngăn ngừa 100%. Hiện không có một phương pháp hay bài thuốc cụ thể nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm, dị tật bẩm sinh có thể phòng ngừa nếu tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và khám thai định kỳ theo hướng dẫn.

>>> Đọc thêm: Dị tật thai nhi có chữa được không? Thai nhi bị dị tật có nên bỏ không?

II. Cách phòng ngừa dị tật bẩm sinh trước thai kỳ

1. Xét nghiệm sàng lọc

Hiện nay có 2 phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi phổ biến, đó là xét nghiệm tiền hôn nhân (triSure Carrier) và xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT). Trong đó:

  • triSure Carrier là xét nghiệm tầm soát nguy cơ mang gen bệnh tiềm ẩn của ba mẹ, dành riêng cho các cặp đôi chuẩn bị kết hôn. Qua đó có biện pháp chuẩn bị, can thiệp phù hợp, trước khi quyết định có con. Tầm soát sớm gen bệnh lặn giúp phát hiện 5 bệnh có nguy cơ cao, nhưng dễ bị bỏ sót bởi các phương pháp sàng lọc truyền thống như: Phenylketon niệu gây rối loạn quá trình sản xuất protein, rối loạn chuyển hóa galactose, thiếu hụt men G6PD và tan máu bẩm sinh Thallassemia.
  • NIPT là kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, cho phép phát hiện các bệnh lý dị truyền và dị tật bẩm sinh ngay từ tuần thai thứ 9. Vì được gọi là “không xâm lấn” nên mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi làm xét nghiệm mà không lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Để làm xét nghiệm, bác sĩ chỉ cần rút một lượng nhỏ từ 7 – 10ml máu của mẹ là được.
Xét nghiệm sàng lọc - cách phòng ngừa dị tật bẩm sinh tối ưu
Xét nghiệm sàng lọc – cách phòng ngừa dị tật bẩm sinh tối ưu

>>> Đọc thêm: So sánh ưu nhược điểm của xét nghiệm NIPT với Double Test và Triple Test. Xét nghiệm sàng lọc nào tốt nhất cho con?

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, PKĐK Minh Tâm đang triển khai gói khám triSure Carrier và xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ đến Hotline 0919.255.115 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY!

2. Bổ sung acid folic từ sớm

Axit folic (vitamin B9) là một hoạt chất cần thiết cho hoạt động dẫn truyền thần kinh của não. Thiếu hụt axit folic là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện các khuyết tật bẩm sinh của thai nhi. Vì vậy, để phòng ngừa dị tật bẩm sinh trước sinh, mẹ bầu nên bổ sung axit folic sớm, ít nhất 3 tháng trước khi tham thai.

Axit folic có thể bổ sung qua đường uống thuốc hoặc nhận từ các thực phẩm hàng ngày như măng tây, trứng, bơ, đậu cove, hạt hướng dương, súp lơ,…

3. Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa dị tật bẩm sinh được nhiều gia đình lựa chọn. Đây là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Các mũi vắc xin mẹ bầu cần tiêm trước khi sinh là:

  • Tiêm phòng cúm
  • Tiêm phòng vắc xin 3 trong 1: sởi, quai bị và rubella.
  • Tiêm phòng bệnh thủy đậu
  • Tiêm phòng viêm gan A, viêm gan B,…
Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai giúp giảm thiểu rủi ro khi có con
Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai giúp giảm thiểu rủi ro khi có con

III. Cách giảm rủi ro dị tật thai nhi trong thai kỳ

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, chào đời lành lặn, mẹ bầu cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:

1. Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia

Rượu và thuốc lá là các chất kích thích gây nghiện phụ nữ cần tránh xa. Thai phụ trong quá trình mang thai nếu sử dụng sẽ có nguy cơ gây sảy thai, thai chết lưu và một loạt các khuyết tật về thể chất và trí tuệ. Còn thuốc lá có thể gây hậu quả sinh non, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, đồng thời ảnh hưởng đến phổi của thai thai.

2. Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ

Đối với người bình thường, khi bị bệnh có thể dễ dàng uống thuốc điều trị. Song, với các mẹ bầu, tùy ý sử dụng thuốc có thể gây cho chính sức khỏe của mình và thai nhi trong bụng. 

Dưới đây là một vài ví dụ về những thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh:

  • Thuốc chống trầm cảm: paroxetine, fluoxetine,… các loại thuốc này gây nguy cơ dị tật đốt sống và tim.
  • Isotretinoin: đây là loại thuốc được dùng để điều trị mụn trứng cá, thai phụ dùng có thể gây dị tật tim, nứt đốt sống và các dị tật bẩm sinh khác.
Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ
Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ

3. Chế độ sinh hoạt khoa học

Để phòng ngừa dị tật bẩm sinh, mẹ bầu cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học bằng cách ăn uống lành mạnh và vận động hợp lý:

  • Chế độ ăn uống: Bên cạnh các thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ bầu nên chú trọng đến các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây,… Điều này giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.
  • Vận động vừa sức: Nâng niu bé yêu trong bụng không có nghĩa là mẹ phải ngồi yên một chỗ, ít vận động càng tốt. Ngược lại, vận động còn giúp mẹ bầu duy trì được cân nặng hợp lý, tránh béo phì thai kỳ. Đặc biệt, điều này còn làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp bé phát triển tốt hơn.

>>> Đọc thêm: Bà bầu chán ăn 3 tháng đầu: 4 bí quyết kích thích ăn ngon, lưu ngay kẻo lỡ!

4. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là cách giúp thai phụ nắm bắt được tình hình của bé yêu trong bụng, đồng thời phòng ngừa dị tật bẩm sinh, nếu có từ sớm. Từ thời điểm đầu thai kỳ đến tháng thứ 7, mẹ nên đi khám mỗi tháng 1 lần. Trong tháng tiếp theo, 2 tuần nên khám một lần. Đến tháng sinh cuối, mẹ nên đi khám mỗi tuần 1 lần.Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu nắm được cách phòng ngừa dị tật bẩm sinh. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ qua số hotline của Minh Tâm 0919.255.115 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp!