Mẹ bầu mắc cúm A có cần thiết phải làm xét nghiệm NIPT không? Sau khỏi bao lâu mẹ cần làm xét nghiệm?
Sự thay đổi bất thường trong cơ thể của mẹ bầu, cùng với sự suy giảm của hệ thống miễn dịch là điều kiện lý tưởng để virus cúm A xâm nhập và gây bệnh. Một trong những lo lắng khi mẹ bầu mắc cúm A là có phải xét nghiệm NIPT không? Bởi bệnh có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi, dẫn tới các dị tật bẩm sinh không đáng có!
I. Cúm A là gì?
Cúm là bệnh viêm virus cấp tính đường hô hấp, được chia thành 3 nhóm chính: A, B và C. Trong đó, cúm A nguy hiểm hơn cả. Nhiễm cúm loại A có thể gây ra đại dịch bệnh trên diện rộng. Bởi, ngoài hai con đường lây nhiễm cơ bản là trực tiếp từ người sang người hoặc gián tiếp qua việc đụng chạm vào vật chứa virus, cúm A có thể lây từ động vật sang người. Đặc biệt, bệnh còn gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của con người.
Mang thai là quãng thời gian quan trọng đối với người phụ nữ. Bởi cơ thể người mẹ lúc này có nhiều biến đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch suy giảm so với người bình thường nên đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Khi bị cúm A, bà bầu có thể gặp các triệu chứng sau:
- Nhiễm trùng họng gây sưng, đau và ho
- Chảy nước mũi, hắt hơi
- Đau nhức toàn thân hoặc đau cơ, đau đầu.
- Chán ăn
- Khó thở
- Cơ thể sốt hoặc ớn lạnh
Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm A thường nặng hơn khiến thời gian bị bệnh cũng kéo dài hơn so với người bình thường. Đặc biệt, bệnh tiến triển nặng có thể gây viêm phổi Chình vì vậy, bà bầu cần hết sức thận trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ.
II. Mẹ bầu mắc cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có thể thấy, bất cứ bệnh gì ở người mẹ đều có thể tác động đến thai nhi. Điều này sẽ nghiêm trọng hơn khi bà bầu mắc cúm A:
- Ở thể nhẹ, cúm A khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn dẫn tới việc không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi. Trẻ sinh ra có nguy cơ nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng.
- Nếu mẹ bị sốt cao thì độc tính virus có thể gây kích thích co bóp của tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
- Đặc biệt, mẹ bầu mắc cúm A có thể dẫn tới một số dị tật thai nhi, chẳng hạn như tim bẩm sinh, hở hàm ếch và một số khiếm khuyết trên cơ thể. Nguyên nhân của các bất thường này là do các kháng thể của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai, tác động xấu đến hệ miễn dịch non yếu của bào thài. Lúc này, nếu thai phụ bị sốt (cao trên 39 độ C), não bộ của thai nhi có thể bị tổn thương. Vì vậy, khi có dấu hiệu cúm, bà bầu nên đi khám ngay.
>>> Đọc thêm: Lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang thai tháng đầu tiên có ảnh hưởng tới thai nhi không?
III. Mẹ bầu mắc cúm A có cần thiết phải làm xét nghiệm NIPT không?
Những tác động của bệnh cúm A với mẹ và thai nhi là không thể coi thường. Sự nguy hiểm của bệnh càng cao hơn nữa nếu người mẹ bị mắc trong những tháng đầu thai kỳ, bệnh cũng có thể tác động tới não gây tổn thương và nguy cơ trẻ bị rối loạn tâm thần.
Bất kỳ mẹ bầu nào cũng đều có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc NIPT, từ tuần thứ 9. Tuy nhiên, có một số đặc biệt các chuyên gia khuyến cáo cần thực hiện xét nghiệm NIPT ngay khi thai nhi bước sang tuần thứ 9:
- Mẹ bầu trên 35 tuổi: Sức khỏe sinh sản của phụ nữ sau 35 tuổi suy giảm, vì họ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nhất là các vấn đề nhiễm sắc thể và sảy thai.
- Mẹ có tiền sử sảy thai, thai chết lưu: Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý còn cơ thể người mẹ bị suy nhược nghiêm trọng. Nếu tiếp tục có thai, thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.
- Mẹ bầu sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá là những chất kích thích tác động xấu tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Việc sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng co mạch máu, gây nguy cơ dị tật thai nhi.
- Mẹ sinh sống trong môi trường độc hại: Khói bụi, ô nhiễm,.. là những yếu tố ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Do vậy, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh để phòng ngừa các rủi ro xấu đến với thai nhi.
- Tiền sử gia đình có người mắc dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền: Trong trường hợp này, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cao gấp 5 lần so với đứa trẻ khác.
- Mẹ bầu bị cúm A, sởi, thủy đậu, rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ: Không chỉ cúm A, những căn bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, sởi, rubella cũng có nguy cơ gây dị tật thai nhi. Vì vậy, để phòng ngừa, các chuyên gia khuyên mẹ nên thực hiện xét nghiệm NIPT càng sớm, càng tốt.
>>> Đọc thêm: Các mom ơi… Xét nghiệm NIPT ở đâu Hà Nội uy tín, cho kết quả chính xác?
IV. Những điều mẹ bầu mắc cúm A cần biết về xét nghiệm NIPT?
NIPT là tên viết tắt của thuật ngữ Non-Invasive prenatal testing. Đây là một phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh với khả năng phát hiện ra các bệnh lý di truyền, dị tật ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. NIPT sở hữu những điểm vượt trội sau:
- NIPT cho phép phát hiện và sàng lọc dị tật bẩm sinh từ rất sớm. Xét nghiệm có thể được thực hiện từ tuần thai thứ 9. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời (nếu cần thiết) dành cho mẹ và thai nhi.
- Xét nghiệm NIPT trực tiếp sử dụng mẫu máu của người mẹ, thay vì phải chọc ối, sinh thiết gai nhau,… gây nhiều rủi ro. Do vậy, NIPT cực kỳ an toàn với mẹ bầu và thai nhi.
- Kết quả xét nghiệm NIPT dựa trên mẫu ADN của người mẹ. Do vậy, có tính chính xác cao, đạt tới 99,9%.
- Các kết quả xét nghiệm NIPT được trả về nhanh chóng, trung bình là từ 5 – 7 ngày.
>>> Đọc thêm: Giải đáp mẹ bầu: Xét nghiệm nipt có cần nhịn ăn không?
Khi mắc phải bệnh cúm A trong tam cá nguyệt thứ nhất, cả mẹ và thai nhi đều có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, việc xét nghiệm NIPT là điều vô cùng cần thiết. Cha mẹ nên thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để được trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất.
Thấu hiểu được giá trị cũng như những lợi ích mà xét nghiệm NIPT mang lại, Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng phương pháp xét nghiệm sàng lọc NIPT trước sinh.
Khi sử dụng dịch vụ xét nghiệm NIPT, Minh Tâm cam kết:
- Đội ngũ y, bác sĩ yêu nghề sẵn sàng chăm sóc và hướng dẫn tận tình.
- Quy trình lấy mẫu và xét nghiệm đạt chuẩn Bộ y tế.
- Hệ thống thiết bị thí nghiệm luôn được trang bị đầy đủ và hiện đại nhất.
- Kết quả xét nghiệm nhanh chóng, đảm bảo chính xác tuyệt đối.
Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng bấm số Hotline hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY!
10 Bình luận
Dấu hiệu của cúm A là gì?
Khi bị cúm A, bà bầu có thể gặp các triệu chứng sau:
– Nhiễm trùng họng gây sưng, đau và ho
– Chảy nước mũi, hắt hơi
– Đau nhức toàn thân hoặc đau cơ, đau đầu.
– Chán ăn
– Khó thở
– Cơ thể sốt hoặc ớn lạnh
Mẹ bầu bị cúm A có gây sinh non không?
Ở thể nhẹ, cúm A khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn dẫn tới việc không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi. Trẻ sinh ra có nguy cơ nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng. Nếu mẹ bị sốt cao thì độc tính virus có thể gây kích thích co bóp của tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Mẹ bầu bị cúm A có nguy cơ dị tật thai nhi không?
Mẹ bầu mắc cúm A có thể dẫn tới một số dị tật thai nhi, chẳng hạn như tim bẩm sinh, hở hàm ếch và một số khiếm khuyết trên cơ thể. Nguyên nhân của các bất thường này là do các kháng thể của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai, tác động xấu đến hệ miễn dịch non yếu của bào thài. Lúc này, nếu thai phụ bị sốt (cao trên 39 độ C), não bộ của thai nhi có thể bị tổn thương. Vì vậy, khi có dấu hiệu cúm, bà bầu nên đi khám ngay.
Mẹ bầu bị cúm A cần làm gì để phòng ngừa dị tật?
Để phòng ngừa dị tật thai nhi, chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm NIPT càng sớm, càng tốt.
Xét nghiệm NIPT có chính xác không thưa bác sĩ?
NIPT là tên viết tắt của thuật ngữ Non-Invasive prenatal testing. Đây là một phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh với khả năng phát hiện ra các bệnh lý di truyền, dị tật ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Kết quả xét nghiệm NIPT dựa trên mẫu ADN của người mẹ. Do vậy, có tính chính xác cao, đạt tới 99,9%.