Thói quen dẫn đến bệnh Gout. Có cách nào giúp điều trị ngoài dùng thuốc không?
Có lẽ bệnh Gout đã không còn là căn bệnh quá xa lạ với nhiều người. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh Gout mang đến những khó khăn nhất định trong sinh hoạt hằng ngày, thậm chí về lâu dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Thế nên, nếu có thể, bạn hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh ngay từ bây giờ.
I. Bệnh Gout là căn bệnh như thế nào? Có gây nguy hiểm đến tính mạng hay không?
1. Khái niệm về bệnh Gout
Bệnh Gout là căn bệnh liên quan đến xương khớp. Đây là một dạng viêm mang đến sự khó chịu, đau nhức và sưng tấy ở các khớp xương. Những vết sưng, đau này thường kéo dài từ một đến hai tuần. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh nặng và lặp lại nhiều lần thì thời gian có thể kéo dài lâu hơn và vết nhức cũng khó chịu hơn.
Căn nguyên của căn bệnh này đến từ sự tăng cao vượt mức cho phép của nồng độ muối urat trong huyết thanh. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới, ở người già nhiều hơn người trẻ. Thế nhưng, không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan mà hãy luôn có ý thức phòng tránh từ bây giờ.
2. Các triệu chứng của bệnh Gout
Bệnh Gout thông thường trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không cảm giác được nhiều triệu chứng rõ rệt, trừ khi tiến hành các xét nghiệm để biết được hàm lượng axit uric trong máu. Thi thoảng bạn sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức các khớp xương ở ngón chân, cổ chân, đầu gối, cổ tay,… Biểu hiện này sẽ càng rõ hơn sau những lúc bạn chơi thể thao hoặc uống rượu bia, ăn nhiều các loại hải sản, thịt đỏ,…
- Giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn này, hàm lượng axit uric trong máu đã rất cao, tinh thể urat sẽ lắng đọng thành cách cục u, gây nên hiện tượng đau nhức dữ dội, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hằng ngày, thậm chí phá huỷ các khớp xương gây tàn tật. Ngoài ra, nếu không chữa trị kịp thời, chức năng hoạt động của thận cũng sẽ bị ảnh hưởng.
3. Bệnh Gout có gây nguy hiểm đến tính mạng không?
Bệnh Gout không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên, việc càng lúc các xuất hiện các vết sưng tấy, đau nhức thường xuyên sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc sinh hoạt.
Đặc biệt, nếu bệnh bước vào giai đoạn mãn tính, có thể ảnh hưởng sang các cơ quan khác của cơ thể. Cụ thể là các căn bệnh như: suy thận, viêm thận, tiểu đường, tim mạch,…
>>> 7 món ăn ngày Tết người đau nhức xương khớp tuyệt đối không nên ăn, tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY
II. Thói quen dẫn đến bệnh Gout
1. Thói quen ăn uống
- Ăn ít xơ nhiều đạm
Bệnh Gout xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric mà không thể bài tiết ra bên ngoài. Việc tích tụ này đến từ thói quen ăn uống mà rất nhiều người gặp phải chính là: Ăn ít xơ nhiều đạm. Theo đó, bữa ăn của những người dễ mắc bệnh Gout là bữa ăn vắng mặt của rau xanh, củ quả mà lại có quá nhiều các thức ăn giàu đạm động vật như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng.
- Uống rượu bia thường xuyên
Uống rượu bia thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra rằng, ethanol trong rượu bia góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi các nucleotide adenine, làm tăng hàm lượng axit uric trong máu. Thêm vào đó, khi sử dụng rượu bia, bạn không thể nào tránh khỏi việc ăn các món được chế biến từ thịt. Cả hai yếu tố kết hợp sẽ càng khiến hàm lượng axit uric tích tụ nhiều hơn.
2. Thói quen hấp thụ – bài tiết
- Uống ít nước
Việc uống ít nước sẽ làm giảm đi tần suất bài tiết của cơ thể, từ đó, các axit uric lắng đọng bên trong sẽ không có cơ hội được thải ra bên ngoài, lâu dần sẽ tích tụ vượt ngưỡng và gây nên bệnh. Đồng thời, việc uống ít nước cũng gây ảnh hưởng đến việc chuyển hoá axit uric ở thận, là nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout về sau.
- Thường xuyên nhịn tiểu
Bài tiết theo đường nước tiểu là một trong những phương thức hiệu quả để đẩy ra ngoài các axit uric lắng đọng trong cơ thể. Chính vì thế, việc nhịn tiểu không chỉ gây gánh nặng lên cho thận, bàng quan mà còn ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển, đào thải axit uric, lâu dần gây nên hiện tượng đau nhức khớp xương.
3. Thói quen vận động: Lười tập thể dục
Không vận động, thường xuyên làm việc tại một chỗ và không điều tiết chế độ ăn uống rất dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Và thói quen xấu này cũng là mầm mống nguy cơ để gây nên bệnh Gout về sau.
4. Thói quen lạm dụng thuốc
Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau một cách vô tội vạ cũng là nguy cơ gây nên căn bệnh về xương khớp này. Hấp thu nhiều loại thuốc giảm đau không có chỉ định của bác sĩ khiến cơ thể luôn trong tình trạng quá tải các chất cần đào thải. Thế nên, các chất này sẽ cạnh tranh việc đào thải ở ống thận, giảm thiểu sự đào thải của axit uric, từ đó hàm lượng chất này trong máu ngày một cao hơn.
III. Có cách nào giúp điều trị bệnh Gout ngoài dùng thuốc không?
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Việc đầu tiên bạn cần thay đổi để có thể giảm thiểu tình trạng sưng tấy, đau nhức của Gout chính là: thay đổi chế độ ăn uống. Bạn cần cân bằng hàm lượng chất trong mỗi bữa ăn, duy trì đủ các chất dinh dưỡng, từ thịt cá cho đến rau xanh, không nên chỉ chăm chăm vào thịt, nội tạng động vật, hải sản mà bỏ qua các loại thực phẩm còn lại. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế việc sử dụng các loại thức uống nhiều đường.
2. Bổ sung thêm vitamin C
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin C cho cơ thể có thể hạn chế hàm lượng axit uric, cũng như hỗ trợ thận tốt trong quá trình đào thải chất này. Để bổ sung vitamin C, bạn có thể sử dụng sản phẩm bổ sung theo lời khuyên của bác sĩ, hoặc thêm vào bữa ăn các loại thực phẩm như: cam, quýt, dứa, dâu tây, súp lơ, ớt chuông, cải bắp,…
3. Duy trì thói quen tập thể dục
Duy trì thói quen tập thể dục cũng là phương thức hữu hiệu để bạn có thể phòng ngừa bệnh Gout. Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng, duy trì 30 phút tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể bạn giảm được nồng độ axit uric tích tụ. Đồng thời, hoạt động thể thao cũng góp phần nâng cao sức khỏe cho tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì.
4. Học cách thư giãn, giảm căng thẳng
Căng thẳng quá độ có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh Gout của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm thiểu tình trạng phát bệnh hoặc bệnh có xu hướng nặng hơn, ngoài việc áp dụng các phương thức trên, bạn cũng có thể tìm đến thiền, yoga, điều chỉnh lại giấc ngủ để tâm lý luôn ở trạng thái cân bằng, thoải mái.
Nhìn chung, bệnh Gout có thể tự điều trị tại nhà nhưng đó chỉ có thể áp dụng với trường hợp mới phát bệnh, triệu chứng còn nhẹ. Còn trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh vẫn nên đến bác sĩ thăm khám, để được điều trị kịp thời, giảm bớt triệu chứng đau đớn, tránh ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hằng ngày cũng như các biến chứng nguy hiểm
>>> Có thể bạn quan tâm: Lời khuyên của bác sĩ: Nên ăn gì để “sống chung với bệnh gout” bớt đau đớn?
IV. Phòng khám đa khoa Minh Tâm – Phòng khám xương khớp uy tín tại Hà Nội
Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm hiện là một trong những phòng khám xương khớp uy tín tại Hà Nội. Với đội ngũ y, bác sĩ chuyên khoa xương khớp giàu kinh nghiệm, có nhiều năm hoạt động trong nghề, đã và đang công tác tại bệnh viện lớn như BV Bạch Mai, BV Quân Y 354…Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm mang đến những dịch vụ thăm khám chất lượng, tận tâm, tiết kiệm và phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân..
Bên cạnh đó, với trang thiết bị hiện đại được nâng cấp qua từng năm, Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm luôn là nơi tin cậy để bạn lựa chọn thăm khám cho cả gia đình
Bạn có thể chọn địa chỉ thăm khám xương khớp tại các cơ sở của Minh Tâm sao cho gần nhà, tiện việc di chuyển:
- Khám xương khớp tại Long Biên: 84 Ngô Gia Khảm, Long Biên, Hà Nội
- Khám xương khớp tại Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng: 12A Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu được về bệnh Gout, cũng như cách phòng tránh để bản thân có thể sống khoẻ, sống vui mỗi ngày.
Liên hệ ngay với Minh Tâm qua hotline 0919.255.115 để được tư vấn về phương pháp thăm khám xương khớp an toàn và tiết kiệm nhất bạn nhé!
10 Bình luận
Ba em năm nay 57 tuổi, thi thoảng sau khi hoạt động mạnh các khớp xương sẽ có tình trạng đau nhức. Cho em hỏi đây có phải dấu hiệu của Gout hay không ạ? Vì theo em biết, nếu mắc bệnh Gout, các khớp xương sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy. Nhưng ba em thì không có tình trạng như vậy.
Chào bạn,
Trước tiên chân thành cảm ơn bạn đã đặt niềm tin ở Minh Tâm cho các vấn đề của mình. Bạn thân mến, bệnh Gout thông thường trải qua hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không cảm giác được nhiều triệu chứng rõ rệt, trừ khi tiến hành các xét nghiệm để biết được hàm lượng axit uric trong máu. Thi thoảng bạn sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức các khớp xương ở ngón chân, cổ chân, đầu gối, cổ tay,… Biểu hiện này sẽ càng rõ hơn sau những lúc bạn chơi thể thao hoặc uống rượu bia, ăn nhiều các loại hải sản, thịt đỏ,…
Giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn này, hàm lượng axit uric trong máu đã rất cao, tinh thể urat sẽ lắng đọng thành cách cục u, gây nên hiện tượng đau nhức dữ dội, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hằng ngày, thậm chí phá huỷ các khớp xương gây tàn tật. Ngoài ra, nếu không chữa trị kịp thời, chức năng hoạt động của thận cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Với tình trạng bạn miêu tả thì ba bạn có thể đang ở giai đoạn đầu của bệnh, nhưng cũng có thể là một căn bệnh về xương khớp khác. Thế nên, để chắc chắn, bạn có thể đưa ba bạn đến Minh Tâm để chúng tôi hỗ trợ kiểm tra và đưa ra kết luận chính xác nhất nhé!
Bạn có thể chọn địa chỉ thăm khám xương khớp tại các cơ sở của Minh Tâm sao cho gần nhà, tiện việc di chuyển:
Khám xương khớp tại Long Biên: 84 Ngô Gia Khảm, Long Biên, Hà Nội
Khám xương khớp tại Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng: 12A Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chào bác sĩ, bác sĩ có thể cho em biết bệnh Gout cụ thể là căn bệnh thế nào không ạ? Và với giới tính nữ cũng độ tuổi 30 như em thì có khả năng mắc phải không?
Chào bạn,
Bệnh Gout là căn bệnh liên quan đến xương khớp. Đây là một dạng viêm mang đến sự khó chịu, đau nhức và sưng tấy ở các khớp xương. Những vết sưng, đau này thường kéo dài từ một đến hai tuần. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh nặng và lặp lại nhiều lần thì thời gian có thể kéo dài lâu hơn và vết nhức cũng khó chịu hơn.
Căn nguyên của căn bệnh này đến từ sự tăng cao vượt mức cho phép của nồng độ muối urat trong huyết thanh. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới, ở người già nhiều hơn người trẻ. Thế nhưng, không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan mà hãy luôn có ý thức phòng tránh từ bây giờ.
Cảm ơn bạn đã gửi đến câu hỏi. Minh Tâm chúc bạn luôn khỏe và nhiều niềm vui.
Chào bác sĩ, tôi năm nay 60 tuổi và đang mắc phải bệnh Gout thể nhẹ. Tôi nghe bạn bè bảo rằng, để cải thiện tình trạng này, tôi không nên ăn thịt nữa. Như thế có đúng không bác sĩ?
Chào bác,
Đúng là thói quen ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng gây ra bệnh Gout, nhưng không đồng nghĩa với việc bác phải bỏ ăn thịt hoàn toàn. Mà thay vào đó, việc bác cần thay đổi chính là chế độ ăn uống. Bác cần cân bằng hàm lượng chất trong mỗi bữa ăn, duy trì đủ các chất dinh dưỡng, từ thịt cá cho đến rau xanh, không nên chỉ chăm chăm vào thịt, nội tạng động vật, hải sản mà bỏ qua các loại thực phẩm còn lại. Đồng thời, bác cũng nên hạn chế việc sử dụng các loại thức uống nhiều đường.
Chúc bác luôn khoẻ và vui ạ! Cảm ơn bác vì đã tin tưởng đặt câu hỏi cho Minh Tâm.
Bác sĩ ơi, bệnh Gout có thể gây nguy hiểm đến tính mạng không ạ?
Chào bạn, trước hết Minh Tâm xin cảm ơn câu hỏi bạn gửi đến chúng tôi.
Bạn thân mến, bệnh Gout không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên, việc càng lúc các xuất hiện các vết sưng tấy, đau nhức thường xuyên sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc sinh hoạt. Đặc biệt, nếu bệnh bước vào giai đoạn mãn tính, có thể ảnh hưởng sang các cơ quan khác của cơ thể. Cụ thể là các căn bệnh như: suy thận, viêm thận, tiểu đường, tim mạch,…
Chào bác sĩ. Bác sĩ cho tôi hỏi, bệnh Gout có thể tự điều trị tại nhà không ạ?
Chào bạn,
Nhìn chung, bệnh Gout có thể tự điều trị tại nhà nhưng đó chỉ có thể áp dụng với trường hợp mới phát bệnh, triệu chứng còn nhẹ. Còn trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh vẫn nên đến bác sĩ thăm khám, để giảm bớt triệu chứng đau đớn, tránh ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hằng ngày. Nếu tiến hành điều trị tại nhà, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề như:
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn
Bổ sung nước, vitamin C
Thường xuyên tập thể dục
Không lạm dụng thuốc giảm đau
Hạn chế căng thẳng
…
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và nhiều niềm vui!