Xét nghiệm NIPT và chọc ối, phương pháp sàng lọc dị tật trước sinh nào an toàn và chính xác hơn?


Làm mẹ là một hành trình đầy thiêng liêng nhưng cũng nhiều bỡ ngỡ. Trong quá trình đó, bên cạnh việc chăm sóc dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi thì việc thực hiện các biện pháp sàng lọc dị tật trước sinh cũng vô cùng quan trọng. Vậy xét nghiệm NIPT và chọc ối, phương pháp nào an toàn và chính xác hơn? 

I. Vì sao cần áp dụng các biện pháp tầm soát trước sinh?

1. Vì sao cần tầm soát trước sinh?

Các biện pháp tầm soát, sàng lọc trước khi sinh là một trong những bước quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu và cả thai nhi. Việc thực hiện tầm soát sẽ giúp chẩn đoán chính xác những dị tật bẩm sinh ở thai nhi do rối loạn di truyền, hạn chế việc ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ cũng như gia đình. 

Hiện nay, xét nghiệm NIPT và chọc ối là hai trong nhiều phương pháp tầm soát dị tật trước sinh được ứng dụng phổ biến nhất. 

2. Nên sàng lọc trước sinh vào thời điểm nào?

Vậy sản phụ nên tiến hành sàng lọc trước sinh vào thời điểm nào? Tuỳ từng phương pháp sàng lọc trước sinh khác nhau mà thời điểm cần tiến hành xét nghiệm cũng khác nhau.

  • Với phương pháp chọc ối, mẹ bầu có thể lựa chọn xét nghiệm vào 3 thời điểm: Chọc ối sớm từ tuần 13 đến 15; Chọc ối kinh điển từ tuần 17 đến 20 và Chọc ối muộn từ sau tuần 20.
  • Với phương pháp xét nghiệm NIPT, mẹ bầu sẽ được tiến hành xét nghiệm và sàng lọc vào tuần tuổi thai thứ 9.

Thông thường, việc sàng lọc trước sinh cần được tiến hành càng sớm càng tốt, trước khi tuần tuổi thai quá lớn. Chính vì thế, mẹ bầu cần cân nhắc để lựa chọn

3. Chi phí sàng lọc trước sinh có đắt không?

Chi phí sàng lọc trước sinh hiện nay phụ thuộc vào phương pháp mẹ bầu lựa chọn là gì. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm cũng như mức độ chính xác khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến chi phí. Phương pháp càng hiện đại, độ chính xác càng cao thì chi phí cũng cao hơn.

Vì thế, trước khi tiến hành tầm soát, mẹ bầu và gia đình có thể tìm hiểu về các phương pháp hiện hành, kết hợp cùng lời khuyên của bác sĩ cũng như tình hình thực tế của bản thân để lựa chọn phương pháp có chi phí phù hợp.

II. Phân biệt Xét nghiệm NIPT và chọc ối

1. Xét nghiệm NIPT

NIPT là viết tắt của cụm từ Non-Invasive prenatal testing – phương pháp xét nghiệm tầm soát trước sinh không xâm lấn. Phương pháp này được tiến hành thông qua việc phân tích các đoạn DNA tự do có trong máu của người mẹ. Trong quá trình mang thai, một lượng nhỏ DNA của trẻ sẽ đều đặn di chuyển vào máu của mẹ, tuổi thai càng lớn, số lượng DNA di chuyển sang máu của mẹ càng nhiều. Đến tuần thứ 9, số lượng DNA tự do này đủ để tiến hành xét nghiệm tầm soát. 

xet-nghiem-nipt-va-choc-oi-phuong-phap-sang-loc-di-tat-truoc-sinh-nao-an-toan-va-chinh-xac-hon-1
NIPT là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn

Thông qua kết quả xét nghiệm, các chuyên gia sẽ đánh giá được tình trạng thai nhi, dự đoán được các hiện tượng bất thường, dị tật bẩm sinh (nếu có), để từ đó đề ra được phương án phù hợp cho sản phụ. 

>>> 5 lưu ý quan trọng mẹ cần biết khi làm xét nghiệm NIPT, tìm hiểu ngay  TẠI ĐÂY

2. Phương pháp chọc ối

Khác với NIPT, chọc ối là phương pháp xét nghiệm tầm soát có xâm lấn. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng một đầu kim dài và mảnh để hút một lượng nước ối vừa đủ trong cơ thể mẹ để có thể tiến hành phân tích, xem xét các vấn đề bất thường cũng như dị tật thai nhi nếu có. Bác sĩ thường yêu cầu làm xét nghiệm chọc ối với một số đối tượng sản phụ như:

  • Sản phụ tuổi cao (trên 35 tuổi)
  • Phát hiện tình trạng bất thường khi siêu âm thai hoặc thực hiện các xét nghiệm sinh hoá khi khám thai trước đó.
  • Tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể
  • Sản phụ từng tiếp xúc với các chất độc hại trong thời gian mang thai
  • Sản phụ từng sảy thai nhiều lần không rõ nguyên nhân

III. Ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp Xét nghiệm NIPT và chọc ối

1. Ưu, nhược điểm của Xét nghiệm NIPT

Ưu điểm

  • Trong tất cả các phương pháp xét nghiệm tầm soát trước sinh, NIPT là phương pháp có thể tiến hành ở tuần tuổi thai nhi sớm nhất – 9 tuần tuổi. 
  • Có thể tiến hành ở bất cứ thời điểm nào trong suốt thai kỳ, miễn là từ tuần thai thứ 9 trở đi.
  • Phương pháp có thể phân tích và tìm thấy bất thường ở cả 23 cặp nhiễm sắc thể, cho ra kết quả về nguy cơ dị tật thai nhi liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể chính xác đến 99,98%.
  • Phương pháp xét nghiệm an toàn tuyệt đối với cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Các chuyên gia ghi nhận phương pháp xét nghiệm NIPT có thể sàng lọc được nhiều hơn 3 loại dị tật bẩm sinh so với các phương pháp xét nghiệm khác

Nhược điểm

  • Nhược điểm duy nhất của xét nghiệm NIPT cho đến thời điểm này chính là chi phí thực hiện khá cao và cần tiến hành ở những phòng khám, bệnh viện lớn uy tín.

2. Ưu, nhược điểm của phương pháp chọc ối

Ưu điểm

  • Phương pháp chọc ối có thể xác định được gần như tất cả các trường hợp bất thường của nhiễm sắc thể (hội chứng Down); các vấn đề rối loạn di truyền (Xơ nang); thậm chí các dị tật về ống thần kinh.
  • Quá trình xét nghiệm này có thể giúp mẹ bầu biết chắc chắn được tình trạng của con mình trong quá trình mang thai, liệu có mắc phải những trường hợp trên không.

Nhược điểm

  • Vì là xét nghiệm có xâm lấn nên chọc ối có thể gây nên hiện tượng sảy thai, dù là xác suất nhỏ. Chính vì lý do này mà mẹ bầu nên đợi đến tam cá nguyệt thứ hai, tức tuần thai thứ 15 mới có thể tiến hành xét nghiệm chọc ối.
xet-nghiem-nipt-va-choc-oi-phuong-phap-sang-loc-di-tat-truoc-sinh-nao-an-toan-va-chinh-xac-hon-2
Phương pháp chọc ối có thể gây nguy hiểm nhất định nếu tuần thai còn nhỏ

IV. Xét nghiệm NIPT và chọc ối, phương pháp sàng lọc dị tật trước sinh nào an toàn và chính xác hơn?

Các sản phụ vẫn thường phân vân rằng, liệu xét nghiệm NIPT và chọc ối họ nên lựa chọn phương pháp nào.

Hiện nay, xét nghiệm NIPT đang là phương pháp tầm soát trước sinh được các chuyên gia đánh giá cao. Không chỉ vì NIPT có độ chính xác mà còn ở khả năng chẩn đoán rộng hơn, thời gian xét nghiệm cũng có thể tiến hành sớm hơn các phương pháp khác. Nhờ đó giúp sản phụ có thể chủ động biết được tình trạng của thai nhi, bác sĩ cũng sớm lên được phác đồ điều trị hiệu quả hơn. So với biện pháp chọc ối, xét nghiệm NIPT có độ an toàn và chính xác cao hơn.

Tuy nhiên vì chi phí của xét nghiệm này khá cao, nên sản phụ có thể thương lượng cùng gia đình hoặc ý kiến của bác sĩ phụ trách, xem xét về tình hình thực tế thai kì của mình để có thể lựa chọn được phương pháp khám thai sàng lọc trước sinh phù hợp nhất.

>>> Có thể mẹ quan tâm: So sánh ưu nhược điểm của xét nghiệm NIPT với Double Test và Triple Test. Xét nghiệm sàng lọc nào tốt nhất cho con?

V. Phòng khám đa khoa Minh Tâm – Nơi cung cấp các biện pháp tầm soát trước sinh xét nghiệm NIPT và chọc ối chất lượng và chính xác

Với những sản phụ đang phân vân giữa những lựa chọn hoặc cần nơi tiến hành tầm soát trước sinh chất lượng thì Phòng khám đa khoa Minh Tâm là lựa chọn tối ưu hơn cả. 

Là địa chỉ khám thai tại Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng được nhiều mẹ bầu tin tưởng, phòng khám Minh Tâm mang đến những dịch vụ tối ưu và hiện đại cùng hệ thống trang thiết bị tối tân, chất lượng.

Đồng thời, với đội ngũ y, bác sĩ chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, phòng khám đa khoa Minh Tâm là lựa chọn ưu tiên của nhiều mẹ bầu khi tìm kiếm phòng khám thai tại Long Biên, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng

Mẹ có thể chọn địa chỉ khám thai và làm xét nghiệm NIPT tại các cơ sở của Minh Tâm sao cho gần nhà, tiện việc di chuyển:

  • Khám thai tại Long Biên: 84 Ngô Gia Khảm, Long Biên, Hà Nội
  • Khám thai tại Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng: 12A Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hi vọng với các thông tin về Xét nghiệm NIPT và chọc ối trên đây, mẹ bầu sẽ tìm được cho mình phương pháp phù hợp để tiến hành tầm soát và đảm bảo an toàn trước sinh cho cả mẹ và thai nhi. 

Liên hệ ngay với Minh Tâm qua hotline 0919.255.115 để được tư vấn về phương pháp tầm soát an toàn và tiết kiệm nhất bạn nhé!